This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

fjdsfhsdjkfhsdjkf

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Ha Long


VỊNH HẠ LONG   (DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI)
Vị trí: Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Giá trị thẩm mĩ, Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.
Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
Giá trị lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long được đánh giá qua hai yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất, địa mạo. Đặc trưng cơ bản của Vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng Vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước Vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực tạo nên các ngấn sâu làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ thú độc đáo của địa tầng Carxtơ. Vịnh Hạ Long là kết quả của quá trình tiến hoá địa chất lâu dài. Du khách đến vịnh Hạ Long không chỉ đến với kỳ quan của thế giới mà còn đến với một bảo tàng địa chất quý giá được gìn giữ ngoài trời đến 300 triệu năm. Những hang động chính là bằng chứng sinh động về quá trình xâm thực của mực nước biển qua các kỷ địa chất. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Vịnh Hạ Long tập trung đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới và đặc biệt là hệ sinh thái tùng áng đặc thù.
Đến nay sơ bộ đánh giá hệ thực vật trong vùng vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ. Trong tổng số 347 loài thực vật đã biết, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
Các đảo tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài động vật đặc hữu. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc…
Vịnh Hạ Long còn là vùng đất mang trong mình những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12, có núi Bài Thơ lịch sử, và cách đó không xa là dòng sông Bạch Đằng - chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ Đồ Đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng...
Ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mĩ, theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về bảo vệ tự nhiên và văn hóa thế giới. Ngày 2/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh.

ĐIỂM THAM QUAN
Thắng cảnh vịnh Hạ Long
Khu du lịch Đảo Cống Tây
Khu du lịch đảo Tuần Châu
Hang Sửng Sốt

Đảo và bãi tắm Ngọc Vừng
Biển Quan Lạn
Động Thiên Cung
Động Mê Cung
Đảo và bãi tắm Ti Tốp


Pho Co Hoi An


ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN   (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.


Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng. Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ... Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.
Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bên cạnh những phong tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những tập tục của cộng đồng cư dân nước ngoài đến định cư như tục thờ đá; thờ Cá Ông của cư dân ven biển Trung bộ; thờ các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét hay vật thiêng (cây cổ thụ),...
Cộng đồng người Hoa ở Hội An có tục thờ các vị thần bảo trợ như Thiên Hậu, Quan Công, Bảo Sinh Đại Đế, Quan Âm Bồ Tát. Họ thường xuyên tổ chức các kỳ lễ hội hay sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng khác trong các ngày vía thần như tết Nguyên Tiêu (16/1 âm lịch), Thanh Minh (tháng 3 âm lịch), Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Trung Thu (15/8), Trùng Cửu (9/9 âm lịch), Hạ Nguyên (15/10 âm lịch).
Những yếu tố về mặt xã hội cũng như văn hoá đa dạng này tạo nên nét riêng cho cộng đồng cư dân ở Hội An.
Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, không biết tự bao giờ đã hình thành một bản sắc văn hoá độc đáo riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao thế hệ cho đến hôm nay. Cuộc sống của con người nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng. Với họ đô thị Hội An như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống một đại gia đình đông đúc con cháu với những người thị dân hiền hoà gần gũi và hiếu khách; những chủ gia đình ân cần, thân thiện; những phụ nữ dịu dàng, khéo tay, nhân hậu; những trẻ em lễ độ, ngoan ngoãn... tạo nên một cộng đồng cư dân hoà thuận sống bình dị, êm đềm bên nhau qua bao thế hệ và cứ như vậy tiếp nối.
Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai... từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức. Cuộc sống đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều được trân trọng giữ gìn... Một đêm hội được tổ chức hằng tháng vào tối 14 âm lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được sống trong bầu không khí mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An.

Tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakesh (Maroc), Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi tên Hội An vào danh mục các Di sản Văn hoá Thế giới.

ĐIỂM THAM QUAN:
Tại khu phố cổ: 

Chùa Cầu Nhật Bản - được xây dựng vào đầu TK 17 bởi một thương gia người Nhật có thế lực lớn ở Hội An. Gọi là Chùa Cầu bởi trên cầu có ngôi miếu nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần bảo hộ xứ sở.

Nhà cổ:
+ Nhà cổ 77 Trần Phú, một kiến trúc cổ điển hình
+ Nhà cổ 80 Nguyễn Thái Học là tiệm thuốc Bắc Diệp Đồng Nguyên, chủ nhà còn sở hữu bộ sưu tập gốm rất có giá trị.
+ Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học có phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Trần nhà được trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.
+ Nhà thờ tộc Trần, 21 Lê Lợi

Hội quán:
+ Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.
+ Hội quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.
+ Hội quán Hải Nam,
+ Hội quán Triều Châu ở đường Nguyễn Duy Hiệu được xây dựng từ 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang,
+ Miếu thờ Phục Ba tướng quân.

Bảo tàng:
+ Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Nơi đây trưng bày các hiện vật gốm cổ Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam được trục vớt lên từ chiếc tàu buôn bị đắm từ 400 năm trước ngoài biển Hội An.
+ Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh trưng bày những hiện vật cổ như chum gốm chôn tro người chết, nữ trang, vũ khí,…
+ Bảo tàng Lịch sử văn hoá Hội An trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà thờ Quan Âm được xây dựng từ TK 17 đã qua nhiều lần trùng tu.
+ Bảo tàng văn hóa dân gian

Các điểm du lịch lân cận:
+ Bãi tắm Cửa Đại chỉ cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông, một bãi tắm rất đẹp và lý tưởng bởi nước trong xanh, sóng nhỏ, bãi cát trắng mịn.
+ Ngoài ra bạn có thể mua tour thăm các điểm lân cận như Thánh địa Mỹ Sơn, đã được  UNESCO công nhận di sản văn hóa, đi thuyền thăm các làng nghề ven sông Thu Bồn, thăm làng gốm Thanh Hà .. giá tour khoảng từ 5 đến 10 USD.
 

Du Lich Hue


Thừa Thiên Huế
Thành phố Huế
Diện tích: 70,99km².
Dân số (2009): 339.822 người.
Đơn vị hành chính:- Phường: Phú Thuận, Phú Bình, Tây Lộc, Thuận Lộc, Phú Hiệp, Phú Hậu, Thuận Hoà, Thuận Thành, Phú Hoà, Phú Cát, Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc, Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, Xuân Phú, Trường An, Phước Vĩnh, An Cựu, Hương Sơ, An Hòa, An Đông, An Tây, Thuỷ Biều, Hương Long, Thủy Xuân.
 

Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Huế thật sự là một thành phố đẹp và là nơi lý tưởng để du lịch. Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ chức vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần.

                                        Ngọ Môn                                   Phu Văn Lâu

Thành phố Huế  cả vùng gò đồi và vùng đồng bằng. Cách biển Thuận An 12km, cách sân bay Phú Bài 18km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km, nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc - Nam; là trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo của miền Trung, trung tâm văn hoá du lịch Việt Nam, đặc biệt Huế có dòng sông Hương đi qua giữa thành phố và nhiều sông nhỏ: An Cựu, An Hoà, Bạch Đằng, Bạch Yến tạo ra sự hấp dẫn của thiên nhiên.

Sông Hương – núi Ngự được coi là biểu tượng cho thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Bên cạnh đó, tiềm năng nổi bật của Huế còn được thể hiện trong 300 công trình kiến trúc nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại vào năm 1993. Đó là, hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn... Tháng 11/2003, chương trình biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, góp phần đem lại niềm tự hào cho người dân xứ Huế.

Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên, với nhiều di tích lịch sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của Huế như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên... cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế. Với năng lực đón khách có 3 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao và nhiều khách sạn đạt 1-2 sao.
                                        Văn Miếu                                     Sông Hương
Có các tuyến du lịch như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử.

Quan Ho Bac Ninh


QUAN HỌ BẮC NINH   (DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)
Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.


Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn nam" hoặc "bọn nữ". Vì vậy trong một làng quan họ thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé)… mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của "bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong "bọn".

Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn nam" và "bọn nữ". Một "bọn nữ" của làng này hát với một "bọn nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. "Bọn hát" phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp thành một giọng để tạo ra một âm thanh thống nhất. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha v.v…

Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các "bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan họ đã kết bạn không được cưới nhau.

Một điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca khác ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục "ngủ bọn". Sau một ngày lao động, "bọn" quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 17 tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" ở nhà ông/bà Trùm để tập nói năng, ứng xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục "ngủ bọn" là "liền anh" và "liền chị" phải ghép đôi và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.

Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải là chè Thái Nguyên. Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

Trong quan họ, trang phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác biệt. Trang phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm, áo, váy, thắt lưng, dép. Trang phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.

Vào lúc 16h55 ngày 30/9/2009 tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Phạm vi công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ phân bố như sau: tỉnh Bắc Giang có 5 làng là Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng là: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài Trung, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám, Tam Sơn, Tiêu, Đông Mai, Đông Yên, Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An, Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn.

ĐỊA CHỈ THƯỞNG THỨC QUAN HỌ:

Hội Lim
Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được mở từ ngày 12 đến 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là chính hội, thường được kéo dài trong khoảng thời gian 3-5 ngày (11/1 - 15/1 Âm lịch).

Hội Lim bao giờ cũng gồm 2 phần tách bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh, Đình Cả, Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ thành một đoàn rước từ từ tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ, hoạt động tế lễ của các đoàn rước chính là chương trình khai hội.

Ngày 13 mới là chính hội. Nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim – trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ và các trò chơi dân gian  như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi hội, trò bịt mắt bắt dê và kéo co.

Đến hội Lim, du khách được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HÁT QUAN HỌ BẮC NINH TẠI HỘI LIM:
Hát mời trầu
Hát mừng bạn đến chơi nhà
Hát giao duyên
Hát trên thuyền

DỊCH VỤ DU LỊCH:

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More