This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

fjdsfhsdjkfhsdjkf

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Cac Diem Du Lich Noi Tieng Mien Bac

HÀ NỘI


Hồ Hoàn Kiếm Lake , đền Ngọc Sơn , cầu Thê Húc , tháp Bút , đài Nghiên
Hồ Hoàn Kiếm nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
 Ngọc Sơn là tên một hòn đảo giữa Hồ ,xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, lâu ngày đền ấy sụp đổ. Cuối đời Lê, trên cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh và đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm. Ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Trường Quốc Tử Giám đời Lê, là một loại trường đại học đương thời.
Bên trong Văn Miếu có hai khu vườn dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình). Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là 2giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa thi năm 1779.

Hồ Tây
  diện tích rộng hơn 500ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng . Hồ còn có tên là Xác Cáo (truyền thuyết Hồ ly tinh đời Âu Lạc), Trâu Vàng (truyền thuyết Sư Khổng Lộ). Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương), tới thế kỷ 15 thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc.

chùa Trấn Quốc
bên bờ Hồ Tây là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội, khởi dựng từ thế kỷ 6, đời Lý Nam Ðế, chùa có tên là Khai Quốc (mở nước) và nằm ở phía ngoài đê Yên Phụ. Năm 1615 bãi sông bị lở nên đã rời vào trong đê và nằm bên Hồ Tây, chùa đổi tên nhiều lần: An Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc... Chùa có qui mô bề thế bao gồm ba nếp nhà tiền đường, thiên hướng, thượng điện nối liền thành hình chữ công Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn rất nhiều tháp. Khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959

Chùa MộT Cột
Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.
Chùa Một Cột là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc

Đền Quan Thánh
Tọa lạc bên Hồ Tây trong một khuôn viên đẹp đẽ và rộng lớn, trang nghiêm gần ngay cửa Bắc kinh thành, đây là di tích của một trong bốn "Thăng Long tứ trấn" ngày xưa được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) để thờ thánh Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh. Ở đây có pho tượng bằng đồng đen, cao gần 4m, nặng gần 4 tấn, đúc năm 1677 để thể hiện lòng ngưỡng mộ của nhân dân với thánh Trấn Vũ

Nhà thờ Hà nội
Ðược xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý (thế kỷ 11 - 12). Nhà thờ lớn Hà Nội (còn có tên là Nhà thờ Xanh Giô-dép) khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887. Ðây là nơi tiến hành các lễ trọng của Công giáo và thường tổ chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giu-se vào ngày 19/3 hàng năm

Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Vietnam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam


    QUÃNG NINH
Vịnh Hạ Long
Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' - 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới …. Chi tiết


Chùa Yên Tử
Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng, du khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.


HẢI PHÒNG

Chùa Dư Hàng
Chùa Dư Hàng là một di tích kiến trúc cổ kính của Tp. Hải Phòng, Chùa có tên chữ là Phúc Lâm Tự, được xây dựng từ thời Lý . Trong chùa có nhiều pho tượng lớn và đẹp, nhiều câu đối chạm khắc công phu theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn. Chùa còn giữ được nhiều di vật quý như đỉnh đồng, khánh đồng. Vườn chùa có 9 tháp mộ trong đó có tháp "Trúc Lâm Tam Tổ".

Đảo Cát Bà
Cát Bà là một quần đảo có tới 366 đảo lớn, nhỏ. Ðảo chính là Cát Bà rộng khoảng 100km², cách cảng Hải Phòng 30 hải lý tiếp nối với vịnh Hạ Long, tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển. Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà có diện t ích 15.200ha, trong đó có 9.800ha rừng và 4.200ha biển là một trong những khu bảo tồn sinh quyển thế giới. Cát Bà là một cụm du lịch thiên nhiên, sinh thái với vịnh Lan Hạ tiếp giáp Vịnh Hạ Long , có hơn 100 bãi tắm lớn nhỏ khác nhau, những bãi tắm cực đẹp với cái tên thật hấp dẫn: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Bãi Ðá Bằng, Bãi Bến Bèo, Bãi Cô Tiên … , ở đảo Cát Bà, bạn có thể đi thăm động Trung Trang, động Hoa Cương..  , ngoài ra , còn hàng chục bãi tắm không tên, những hang động kỳ thú còn chưa được đưa vào danh sách


BẮc kẠn

Hồ Ba Bể
thuộc tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40km, cách Tp. Hà Nội khoảng 250kmBa Bể là hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. Hồ Ba Bể ở độ cao 145m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều suối ngầm và hang động. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc, nằm giữa lòng Vườn Quốc gia Ba Bể - di sản thiên nhiên quí giá. Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích 23.340ha. Ở đây có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại động vật quí hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch...



BẮc Ninh

Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Toà "Cửu phẩm Liên Hoa" bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ.


Cao BẰng

Thác Bản Giốc
thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ độ cao trên 30m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan. Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam


HÀ TÂY

Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 30km, Chùa Tây Phương đã có từ khoảng thế kỷ thứ 8 , được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Bước lên hơn 200 bậc xây bằng đá ong, đưa du khách tới chùa. Ba tòa điện Phật theo hình chữ “Tam”, mỗi tòa hai tầng, tám mái với những đầu đao uốn cong, đều gắn tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) mềm mại, uyển chuyển. Chùa có nhiều pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng cỡ lớn,được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có sức, có hồn, trong đó có những bức tượng nổi tiếng như Bát Bộ Kim Cương, Tuyết Sơn, tượng 18 vị La Hán… đều được xếp vào hàng tượng Phật tuyệt tác của điêu khắc cổ Việt Nam.

Chùa Thầy
Chùa Thầy tọa lạc ở núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 30km về phía tây nam. Chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pho tượng Từ Ðạo Hạnh được tạc bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống, được đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Trước chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thuỷ đình làm nơi diễn rối nước. Pháp sư Từ Đạo Hạnh được xem là Tổ của Nghệ thuật Rối nước Việt Nam Hai bên chùa có cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên do Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan xây năm 1602.

Chùa Trăm Gian
Chùa Trăm Gian toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Chùa được khởi dựng từ thời Lý và đã được trùng tu nhiều lần. Tên chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà, chia thành ba cụm. Cụm thứ nhất gồm hai quán ở đường vào; cụm thứ hai là gác chuông hai tầng tám mái dựng năm 1693, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1794 có bài minh của Tiến sĩ Trần Bá Lãm. Cụm thứ ba là ngôi chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn. Bộ Thập bát La-hán và bộ Thập Điện Minh Vương là những tác phẩm nghệ thuật bằng phù điêu gỗ sơn


Hương Sơn
Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 70km. Hương Sơn bao gồm cả một quần thể: núi non, sông suối, làng mạc, chùa chiền, hang động... nằm quanh dãy núi Hương Tích, phía bắc rặng Trường Sơn, rộng hàng ngàn héc ta. Chia thành ba tuyến chính

Tuyến Hương Tích: Gồm có Suối Yến, đền Trình, cầu Hội, chùa Thanh Sơn, Hương Ðài, Thiên Trù, Hinh Bồng, chùa Tiên, Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích. (được tặng danh hiệu Nam Thiên đệ nhất động - động đẹp nhất trời Nam).
Tuyến Long Vân: Gồm có động và chùa Long Vân, động Tiên, động Người Xưa, chùa Cây Khế, Hinh Bồng Tự.
Tuyến chùa Tuyết: Gồm đền trình Phú Yên, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Ðài, đền Mẫu, đền Thượng, động Ngọc Long...


LAI CHÂU

Chiến trường Điện Biên Phủ
Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên, cách Tp. Hà Nội khoảng 500km về phía tây. Ðiện Biên Phủ từ xưa vừa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dân tộc vùng biên ải Việt – Lào - Hoa và vừa là vùng tranh chấp thế lực giữa các lãnh chúa phong kiến. Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bao lần diễn ra trên cánh đồng Mường Thanh. Tại thung lũng Ðiện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm (13/3/1954 - 7/5/1954) đánh bại đội quân viễn chinh của thực dân Pháp. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Việt Nam. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng De Castriesi



HOÀ BÌNH

 làng Thái Thung lũng Mai Châu
Bản Lác thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình là bản dân tộc Thái ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc. Thung lũng Vàng, huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng xinh đẹp với màu xanh của ruộng đồng, những nếp nhà sàn của dân tộc Thái , Dao , Mường . Đến Mai Châu , ngoài việc thưởng ngoạn cả nh sắc tuyệt đẹp của vùng núi ven Sông Đà , môt đêm ngủ trong Bản Lác sẽ giúp du khách hiểu biết nhiều hơn các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc


HÀ GIANG

Cao nguyên Đồng Văn
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146km. Đồng Văn có Lũng Cú được coi là “nóc nhà của Việt Nam”, nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên, trái ngon, dược liệu quý...Vùng cao nguyên này còn được biết đến qua Chợ tình Khâu Vai (thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc) Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. phiên chợ Khâu Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng tập họp các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng… trong phục trang dân tộc rực rở màu sắc từ các làng mạc xa xôi kéo đến mua bán , trao đổi  s ản vật v ới nhau. Khi đêm đến lại là phiên chợ tình, hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.



LẠNG SƠN

Ải Chi Lăng
Thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía đông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm. Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề... Với quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn chinh của quân xâm lược phương Bắc

Động Tam Thanh
Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, phía tây phố Kỳ Lừa. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.


LÀO CAI

Lâu đài Hoàng Yến Chao
Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở trung tâm huyện lỵ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai , được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là các thổ ti mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng. Khu biệt thự này đang được gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng dân tộc miền núi một thời đã qua

Sapa
Sapa cách thị trấn Lào Cai 40 Km về phía Tây , là một thành phố nổi tiếng vì vẻ đẹp huyền ảo , quanh năm lung linh trong mây mù nhưng lại luôn luôn rực rở bởi sắc màu của các dân tộc miền núi Tây Bắc. Ở sapa , du khách sẽ thật sự đắm mình trong không khí của những ngày hội qua việc ngắm nhìn những màu sắc , kiểu dáng khác nhau của các dân tộc miền núi , say mê trước cảnh thiên nhiên và thích thú khám phá những khác biệt của từng dân tộc qua trang phục , phong tục tập quán …khi tiếp xúc với họ ở các bản làng quanh thị trấn và qua phiên chợ đêm cuối tuần nổi tiếng của Sapa : Chợ Tình Sapa.

Đỉnh Fansipan - Hoàng liên sơn
Phan Si Păng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Với chiều dài 280km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75km, hẹp là 45km, gồm ba khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Si Păng và khối Pú Luông. Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m. Đây là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với nhiều loài đặc hữu.

Làng Cát Cát
Làng Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc


NINH BÌNH

Nhà  thờ  đá Phát Diệm
Nhà thờ Phát Diệm thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình , cách Hà Nội 120 Km về phía Nam. được xây dựng vào những năm 1875 - 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Ðây là một quần thể kiến trúc mang đậm nét phương Ðông gồm có Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá. Mái của Phương Ðình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba. Mái của Phương Ðình ở nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.


Tam Cốc - Bích Động
Bích Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động. Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ "Bích Ðộng". Cảnh đẹp của Bích Ðộng được mệnh danh là  "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo

Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp gianh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá, cách Hà Nội hơn 100km về phía tây nam , là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 7/1962. Vườn có diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô... Trong vườn còn có suối nước nóng 38ºC. Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m.

Ha Long


VỊNH HẠ LONG   (DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI)
Vị trí: Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Giá trị thẩm mĩ, Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.
Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
Giá trị lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long được đánh giá qua hai yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất, địa mạo. Đặc trưng cơ bản của Vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng Vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước Vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực tạo nên các ngấn sâu làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ thú độc đáo của địa tầng Carxtơ. Vịnh Hạ Long là kết quả của quá trình tiến hoá địa chất lâu dài. Du khách đến vịnh Hạ Long không chỉ đến với kỳ quan của thế giới mà còn đến với một bảo tàng địa chất quý giá được gìn giữ ngoài trời đến 300 triệu năm. Những hang động chính là bằng chứng sinh động về quá trình xâm thực của mực nước biển qua các kỷ địa chất. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Vịnh Hạ Long tập trung đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới và đặc biệt là hệ sinh thái tùng áng đặc thù.
Đến nay sơ bộ đánh giá hệ thực vật trong vùng vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ. Trong tổng số 347 loài thực vật đã biết, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
Các đảo tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài động vật đặc hữu. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc…
Vịnh Hạ Long còn là vùng đất mang trong mình những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12, có núi Bài Thơ lịch sử, và cách đó không xa là dòng sông Bạch Đằng - chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ Đồ Đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng...
Ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mĩ, theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về bảo vệ tự nhiên và văn hóa thế giới. Ngày 2/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh.

ĐIỂM THAM QUAN
Thắng cảnh vịnh Hạ Long
Khu du lịch Đảo Cống Tây
Khu du lịch đảo Tuần Châu
Hang Sửng Sốt

Đảo và bãi tắm Ngọc Vừng
Biển Quan Lạn
Động Thiên Cung
Động Mê Cung
Đảo và bãi tắm Ti Tốp


Pho Co Hoi An


ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN   (DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.


Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng. Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ... Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.
Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bên cạnh những phong tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những tập tục của cộng đồng cư dân nước ngoài đến định cư như tục thờ đá; thờ Cá Ông của cư dân ven biển Trung bộ; thờ các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét hay vật thiêng (cây cổ thụ),...
Cộng đồng người Hoa ở Hội An có tục thờ các vị thần bảo trợ như Thiên Hậu, Quan Công, Bảo Sinh Đại Đế, Quan Âm Bồ Tát. Họ thường xuyên tổ chức các kỳ lễ hội hay sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng khác trong các ngày vía thần như tết Nguyên Tiêu (16/1 âm lịch), Thanh Minh (tháng 3 âm lịch), Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Trung Thu (15/8), Trùng Cửu (9/9 âm lịch), Hạ Nguyên (15/10 âm lịch).
Những yếu tố về mặt xã hội cũng như văn hoá đa dạng này tạo nên nét riêng cho cộng đồng cư dân ở Hội An.
Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, không biết tự bao giờ đã hình thành một bản sắc văn hoá độc đáo riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao thế hệ cho đến hôm nay. Cuộc sống của con người nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng. Với họ đô thị Hội An như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống một đại gia đình đông đúc con cháu với những người thị dân hiền hoà gần gũi và hiếu khách; những chủ gia đình ân cần, thân thiện; những phụ nữ dịu dàng, khéo tay, nhân hậu; những trẻ em lễ độ, ngoan ngoãn... tạo nên một cộng đồng cư dân hoà thuận sống bình dị, êm đềm bên nhau qua bao thế hệ và cứ như vậy tiếp nối.
Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai... từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức. Cuộc sống đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều được trân trọng giữ gìn... Một đêm hội được tổ chức hằng tháng vào tối 14 âm lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được sống trong bầu không khí mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An.

Tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakesh (Maroc), Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi tên Hội An vào danh mục các Di sản Văn hoá Thế giới.

ĐIỂM THAM QUAN:
Tại khu phố cổ: 

Chùa Cầu Nhật Bản - được xây dựng vào đầu TK 17 bởi một thương gia người Nhật có thế lực lớn ở Hội An. Gọi là Chùa Cầu bởi trên cầu có ngôi miếu nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần bảo hộ xứ sở.

Nhà cổ:
+ Nhà cổ 77 Trần Phú, một kiến trúc cổ điển hình
+ Nhà cổ 80 Nguyễn Thái Học là tiệm thuốc Bắc Diệp Đồng Nguyên, chủ nhà còn sở hữu bộ sưu tập gốm rất có giá trị.
+ Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học có phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Trần nhà được trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.
+ Nhà thờ tộc Trần, 21 Lê Lợi

Hội quán:
+ Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.
+ Hội quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.
+ Hội quán Hải Nam,
+ Hội quán Triều Châu ở đường Nguyễn Duy Hiệu được xây dựng từ 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang,
+ Miếu thờ Phục Ba tướng quân.

Bảo tàng:
+ Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Nơi đây trưng bày các hiện vật gốm cổ Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam được trục vớt lên từ chiếc tàu buôn bị đắm từ 400 năm trước ngoài biển Hội An.
+ Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh trưng bày những hiện vật cổ như chum gốm chôn tro người chết, nữ trang, vũ khí,…
+ Bảo tàng Lịch sử văn hoá Hội An trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà thờ Quan Âm được xây dựng từ TK 17 đã qua nhiều lần trùng tu.
+ Bảo tàng văn hóa dân gian

Các điểm du lịch lân cận:
+ Bãi tắm Cửa Đại chỉ cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông, một bãi tắm rất đẹp và lý tưởng bởi nước trong xanh, sóng nhỏ, bãi cát trắng mịn.
+ Ngoài ra bạn có thể mua tour thăm các điểm lân cận như Thánh địa Mỹ Sơn, đã được  UNESCO công nhận di sản văn hóa, đi thuyền thăm các làng nghề ven sông Thu Bồn, thăm làng gốm Thanh Hà .. giá tour khoảng từ 5 đến 10 USD.
 

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More